Rễ cây đinh lăng nhân sâm quý cho mọi người
Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát và hơi đắng. Có tác dụng giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường sự dẻo dai. Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Tăng khả năng làm việc và lao động, giảm mệt mỏi, ngủ yên giấc, ăn ngon miệng và tăng cân.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Cây đinh lăng chính là nhân sâm quý giành cho người nghèo”. Quả thật vậy, vì đinh lăng là nguồn gốc họ nhân sâm. Toàn bộ rễ, vỏ rễ, cành và lá đều dùng được, chứa nhiều hoạt chất bổ ích đối với sức khỏe nhưng tốt nhất vẫn là bộ phận rễ cây.
Thành phần dược liệu trong rễ cây đinh lăng
Thành phần hóa học: Rễ cây đinh lăng là bộ phận chứa nhiều thành phần hóa học nhất. Lá, cành và thân chứa nồng độ thấp hơn. Cây đinh lăng có chứa 8 loại saponin (một vài loại tương tự như thành phần trong sâm). Glucosid, tanin, khoảng 13 loại axit amin (cystein, methoonin, lyzin,…), alcaloid, vitamin B1, B2, B6,…
Trong đông Y thường tách lấy phần vỏ của rễ để sao vàng, nghiền bột hoặc dùng ngâm rượu uống. Để thu được nhiều hoạt chất có lợi nhất thì người ta thường thu hoạch những cây có độ tuổi khoảng 4 đến 5 năm. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, sau khoảng thời gian này thì rễ cây đinh lăng chỉ phát triển phần lõi. Chính vì thế, khi chúng ta sử dụng củ đinh lăng có độ tuổi 5-7 năm sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Có nhiều hoạt chất tốt so với ngâm một củ đinh lăng to có khối lượng khoảng 20kg.
Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng
Điều trị tắc tia sữa. Dùng rễ hoặc lá cây đinh lăng nấu cháo cho bà bầu ăn. (Bột của rễ đinh lăng có chứa những axit amin mà cơ thể của chúng ta không thể tự tổng hợp được như: các nguyên tố vi lượng và vitamin nhóm B).
Giải độc và bảo vệ các tế bào gan. Dùng rễ của cây đinh lăng 3 năm tuổi có chứa rất nhiều hàm lượng hoạt chất cao như tanin, saponin triterpenic, gluxit. Có tác dụng rất tốt khi dùng để bồi bổ cơ thể.
Điều trị bệnh nóng trong người, mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng. Dùng bột rễ của cây 3 năm tuổi sắc uống hàng ngày.
Chữa bệnh thiếu máu. Củ đinh lăng, thục địa, hoàng tinh, hà thủ ô, dùng mỗi thứ 100g, tam thất 20g, tán bột. Mỗi ngày dùng 100g sắc nước uống.
Chữa bệnh liệt dương. Củ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tráng thận, cương dương: 1kg củ đinh lăng, rượu cốt từ 8-10 lít, phải ngâm loãng để tránh ngộ độc.
Lưu ý khi sử dụng rễ cây đinh lăng
Rễ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin, đây là chất có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa, cảm giác như ngộ độc, có thể phá vỡ luôn hồng cầu. Vì vậy, khi muốn sử dụng đinh lăng như một bài thuốc, tốt nhất phải tìm hiểu kĩ, đúng liều lượng, đúng bệnh. Và rễ cây phải hơn 3 tuổi mới có tác dụng tốt. Với các căn bệnh nghiêm trọng, hãy tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Đông y để được hướng dẫn tốt nhất.
No Responses